Chuyển đến nội dung chính

Filter trọng photoshop

Filter là gì ?


 
Filter là bộ lọc với nhiều hiệu ứng đặc biệt, với filter công việc sử lý ảnh sẽ trở nên đơn giản và tiết kiệm nhiều thời giản hơn.
Ngoài các filter cơ bản, Photoshop còn có rất nhiều bộ Filter kèm theo mà các bạn có thể cài thêm vào máy tính của bạn bất cứ lúc nào. Các Filter này được gọi là Plug-ins Photoshop. Với các filter này đã giúp cho phạm vi sử dụng của Photoshop là không giới hạn.
Làm việc với Filter
Để sử dụng bộ lọc, bạn sẽ chọn nó ở trong menu filter. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn chọn các bộ lọc:
Các filter sẽ áp dụng cho layer đang được chọn và đang hiển thị.
Bộ lọc bạn chọn cuối cùng sẽ xuất hiện trên đỉnh trong các mục của menu filter và có thể sử dụng phím Ctrl+F để lặp lại một hiệu ứng vừa Thực hiện.
Các bộ lọc không áp dụng được cho ảnh bitmap-mode, indexed – color hoặc các ảnh có kênh 16 bit.
Một vài bộ lọc chỉ làm việc trên các ảnh ở chế độ màu RGB.
Một vài bộ lọc xử lý trên bộ nhớ RAM.
Các bộ lọc Gaussian Blur, Add Noise, Median, Unsharp mask, High Pass, Dust & Scratches và Gradient Map có thể dùng cho các ảnh có kênh 16 bit.
Trong các loại filter của Photoshop, mỗi loại sẽ tạo ra một ảnh hưởng khác nhau. Một vài loại filter làm việc theo chế độ photoshop phân tích những pixel trên ảnh hay trên vùng chọn và chuyển đổi nó bằng cách tính toán và tạo ra những sự ngẫu nhiên hoặc theo những khuôn mẫu định sẵn.
Đối với Photoshop CS, CS2 thì việc sử dụng các Filter đã trở nên trực quan hơn các phiên bản trước. Các bạn có nhìn thấy các hiệu ứng trước khi quyết định chọn chúng. Hãy chọn


Filter> Filter Gallery.



Click chọn các hiệu ứng phù hợp và điều chỉnh các thông số cần thiết cho hiệu ứng.
Một số Filter hay sử dụng  

Filter > Extract

Là công cụ cắt ghép ảnh rất hiệu quả, cho phép bạn loại bỏ nền cho ảnh. Ứng dụng cho các ảnh có độ phân giải cao giữa nền và hình.
Thực hiện
Mở file ảnh cần ghép.
Tạo Layer mới và tô màu chuyển sắc hoặc ghép nền ảnh bất kỳ.
Chuyển layer ảnh lên trên layer nền và chọn lệnh Filter > Extract.


Trong Filter Extract thực hiện như sau
Chọn công cụ Edge highlighter tool (B): để chọn vùng ảnh cần cắt tự động như hình trên (vùng chọn phải khép kính). Vùng chọn Highlighter càng chính xác thì hình ảnh được cắt càng đẹp.
Sử dụng cộng cụ Fill Tool (G): đổ màu vào vùng ảnh cần giữ lại (ở đây chính là vùng màu tím). Vùng này sẽ được giữ lại hoàn toàn.
Chọn Priview để xem trước kết quả. Nếu ảnh chư đẹp, bạn hãy sử dụng công cụ Eraser tool (E) để điều chỉnh vùng Highlighter.
Nhấn chọn Ok để hoàn tất công việc.
Chý ý: Công cụ Extract làm việc hiệu quả với các hình ảnh có độ tương phản cao và đường nét rõ ràng.
Filter > Liquify



Là nhóm công cụ biến dạng hình ảnh rất hiệu quả, thường được sử dụng để tinh chỉnh các chi tiết hình ảnh hoặc sử dụng để biến dạng hình ảnh theo phong cách biếm họa.
Đối với nhóm công cụ này, bạn cần phải có tính kiên nhẫn và có bàn tay khéo léo thì mới có được những hình ảnh đẹp.

Thực hiện:

Chọn hình ảnh cần biến dạng.
Chọn lệnh Filter > Liquify.
Chọn công cụ biến hình phù hợp và tác động vào hình vẽ một cách cẩn thận.
Nhóm Artistic
Là nhóm hiệu ứng chuyển hình ảnh thành các tác phẩm hội họa. Giả lặp tranh ảnh được vẽ bằng các chất liệu khác nhau.
Với nhóm Artistic các bạn sẽ có các tác phẩm nghệ thuật thật sự chỉ bằng một vài cái click chuột. Nhóm Artistic không có tác dụng với Mode CMYK color.
  • Filter > Artistic > Colored Pencil


Hiệu ứng mô phỏng tranh vẽ bằng bút chì.
  • Filter > Artistic > Cutout


Đơn giản hóa màu sắc trên ảnh, chuyển hình ảnh thành các mảng màu đồng nhất giống với các hình vẽ vector.
  • Filter > Artistic > Dry brush


Đơn giản hóa màu sắc trên ảnh, mô phỏng tranh vẽ bằng sơn nước.
  • Filter > Artistic > Film Grain


Thêm các hạt lấm tấm trên ảnh, mô phỏng hiện tượng đổ hạt trên film nhựa.
  • Filter > Artistic > Neon Glow


Tạo quầng sáng cho ảnh, quầng sáng mô phỏng đèn Neon phát sáng.
Filter > Artistic > Plastic Wrap

Tráng hình ảnh bằng lớp Plastic bóng, làm nổi bật hình ảnh.
Filter > Artistic > Rough Pastels

Mô phỏng hình ảnh được vẽ trên các chất liệu khác nhau.
Texture: Gán những mẫu kết cấu vào hình ảnh. Nhóm Distort
Bộ lọc Distort làm biến dạng hình ảnh theo dạng hình học, thường được sử dụng trong việc tạo khung hay backgruond cho các bức ảnh nghệ thuật.
Bộ lọc Distort cần nhiều dung lượng của bộ nhớ RAM. Trong trường hợp dung lượng của bộ nhớ RAM không đủ cho hiệu ứng mà bạn đã chọn, thì Photoshop sẽ xuất hiện bảng thông báo sau:

Đừng lo, hãy giảm kích thước file hoặc độ phân giải của ảnh hay thêm RAM vào máy tính của bạn thì mọi việc sẽ được giải quyết.
Filter > Distort > Ripple

Mô phỏng mặt nước gợn sóng, bức tranh như được soi bóng trên mặt hồ gợn sóng.
Hiệu ứng Ripple có thể áp dụng tạo Border cho ảnh rất ấn tượng.
Filter > Distort > Shear

Biến dạng hình ảnh theo các đường cong.
Filter > Distort > Twirl

Xoáy hình ảnh mạnh vào tâm vùng chọn.
Filter > Distort > Wave

Tạo mặt nuớc sóng sánh, thường cho kết quả rất bất ngờ, các bạn hãy thử nhiều thông số khác nhau để có các background ấn tượng cho mình.
Filter > Distort > Zizzag

Mô phỏng dao động của sóng trên mặt hồ.
Filter > Distort > Spherize

Hiệu ứng 3d, mô phỏng bức ảnh bao quanh quả cầu hình tròn.
Nhóm Render
Là nhóm hiệu ứng mô phỏng các hiện tượng thiên nhiên như mây, ánh sáng thiên nhiên, ánh sáng nhân tạo,.. rất tự nhiên và ấn tượng.
Nhóm hiệu ứng Render thường sử dụng tạo ảnh nghệ thuật.
Filter > Render > Clouds
Hiệu ứng tạo mây dựa vào màu của Foreground và Background.
Filter > Render > Clouds


Thực hiện:

Set màu cho Foreground và Background.
Filter  > Render  > Clouds.
Ctrl + F:  Lặp lại hiệu ứng cho đến khi có kết quả như ý.
Filter > Render > Difference Clouds
Là hiệu ứng tạo mây nhưng tạo nhiều màu sắc hơn.
Filter > Render > Lens Flare
Giả lập hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ánh sáng chiếu thẳng vào Camera.

Thực hiện:

Chọn layer hình
Filter  > Render  > Lens Flare
Chỉnh tham số phù hợp
Filter > Render > Lighting Effects
Giả lập ánh sáng nhân tạo rất đẹp, với rất nhiều loại ánh sáng, Lighting Effect đủ để các bạn sáng tác các bức ảnh nghệ thuật của mình.
Hiệu ứng Lighting Effect có tác dụng mạnh với các ảnh thiếu sáng.


Thực hiện:

Chọn Layer cần áp dụng hiệu ứng..
Filter > Render > Lighting Effect và xác định các thông số phù hợp.
Style: Chọn kiểu ánh sáng.
Light Style: Màu sắc của ánh sang à Ok.
Thực hành
Tạo hiệu ứng ánh sáng ấn tượng
Bước 1: mở file ảnh à Ctrl + J để copy layer


Bước 2: Nhấn Ctrl + L (Image/ Adjustment/ Level) à Chỉnh như hình để tăng độ tương phản cho ảnh.


Bước 3:  Filter / Blur / Motion Blur  à Thêm hiệu ứng làm mờ ảnh giả ảnh chuyển động.

Bước 4: Chọn Blending mode: Green à Copy Layer nhiều layer để ánh sáng ấn tượng hơn (Ctrl + J) à Nhấn Ctrl + F để lặp lại hiệu ứng Motion Blur vài lần để hiệu ứng mạnh hơn.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phím tắt trong Autodesk Maya

Công cụ xem tài liệu Alt + Click trái chuột kéo > Xoay vùng nhìn Alt + Click phải chuột kéo > Phóng to | thu nhỏ màn hình Alt + Click phím giữa chuột di chuyển > Di chuyển vùng nhìn Xoay phím giửa chuột > Phóng to, thu nhỏ vùng nhìn [, ] > phóng to, thu nhỏ f > Zoom selection A > Xem tất cả các đối tượng 4 > WireFrame | Khung dây 5 > Smooth shape all | Xem ảnh trơn 6 > Kết hợp Wireframe & Smooth Công cụ Transform W > Move tool E > Xoay hình R > Thay đổ kích thước Ctrl + A > Chọn bảng Channel box Ctrl + G > Dời tâm về góc tọa độ Window / Outline > Chọn đối tượng theo tên Space > Hotbox: chọn các lệnh nhanh F8 > Chuyển đổi từ chế độ Object sang Component (Chỉnh Object hoặc từng điểm hay đoạn, mặt,…) Thuộc tính công cụ chọn Double click vào công cụ chọn bất kỳ ...

Phím tắt của Cinema 4D

Tool E: Move tool > Công cụ duy chuyển đối tượng R: Rotate tool > Công cụ xoay đối tượng T: Scale tool > Công cụ chỉnh kích thước đối tượng Phím Space: Đổi qua lại công cụ hiện hành và Selection tool Click chuột giữa: Hiển thị 4 khung nhìn F5 | Click chuột giữa: Hiển thị 4 khung nhìn Phím số 1+ Click chuột | Alt+Chuột giữa: dời khung nhìn Phím số 2 + Click chuột | Lăng chuột giữa: Phóng to, thu nhỏ Phím số 3+ Click trái chuột | Alt+ Chuột trái: Xoay khung nhìn Chuyển khung nhìn F1: Chuyển sang vùng nhìn Perspective F2: Chuyển sang vùng nhìn Top F3: Chuyển sang vùng nhìn Right F4: Chuyển sang vùng nhìn Front F5: Xem 4 vùng nhình Ctrl + E: Edit / Preference F6 | F8: Play Ctrl + B: Render Setting F | G: Prev Frame, Next Frame B: Brige Nối các điểm hoặc cạnh Tool E: Move tool > Công cụ duy chuyển đối tượng R: Rotate tool > Công cụ xoay đối tượng T: Scale tool > Công cụ chỉnh kích thước đối tượng Phím Space: Đổi qua lại công cụ hiện hành và Selection tool S | O: Zoom to Se...

Quản lý header và footer trong Indesign

Có 3 dạng Header và footer: + Giống nhau ở các trang > Dùng trang đơn + Tiêu đề trang chẵn khác trang lẻ > Dùng trang đôi + Khác nhau theo từng chương > Cần thiết kế nhiều trang Master, mỗi trang định dạng cho 1 chương. Video hướng dẫn thiết kế Header và footer trong Indesign FULL HD chỉ có tại dohoa247 Mọi câu hỏi các bạn có thể comment tại đây hoặc tham gia nhóm: http://fb.com/groups/dohoa247